Cách phân biệt hoa quả chín ép cực đơn giản

Mách các mẹ cách phân biệt hoa quả chín ép của các loại quả: chuối, xoài, cam, táo… cực đơn giản. Giúp các mẹ lựa chọn hoa quả bổ ích cho gia đình. 

1. Bơ

Vì sao quả bơ bạn mua dù đã mềm rồi vẫn bị đắng? Lý do là vì quả bơ không tự chín thực sự, nó là bơ non đã bị chín ép. Bạn thường nghĩ rằng bơ đắng do bạn nạo lấy cả phần xanh sát vỏ, nhưng những quả bơ chín ngon thì bạn có nạo hết thịt đến tận ngoài cùng của vỏ thì vẫn không hề bị đắng, thậm chí phần thịt bên ngoài cùng của vỏ còn rất béo và ngậy. Muốn nhận biết bơ non hay già thì hãy nhìn phần cuống của quả bơ, vết cuống to thì nghĩa là bơ non. 



Điều quan trọng là bạn phải chọn được những quả bơ chín và tươi. Khi chọn thì đừng lấy những quả mà sờ vào mềm nhũn, vì những quả đó đã nẫu hỏng, không còn hương vị thơm ngon nữa. Bóp nhẹ quả bơ, nếu thấy hơi mềm nhưng vẫn chắc, không bị ọp. Hoặc khi bạn bấm vào cuống thì thấy nó hơi mềm thì chọn, dù phần dưới chưa mềm, vì nó sẽ chín dần về phía đuôi (lưu ý chỉ ăn khi quả đã chín hết). Quả bơ chín ngon là quả có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay.

2. Chuối 

Cách phân biệt hoa quả chín ép cực đơn giản
Quả chuối chín ép bằng hóa chất có thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống chuối vẫn có màu xanh, đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi ăn, thịt chuối vẫn sượng không mềm.

Chuối là một trong những loại quả khá bình dân, rẻ và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh khi mới tập ăn dặm thường thích chuối vì vị ngọt thơm tự nhiên và mềm của loại quả này. Một quả chuối có tới 400mg kali sẽ đủ nhu cầu kali cho bé trong một ngày. Ngoài ra, trong quả chuối còn có rất nhiều vitamin, nó có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, nên giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể, chống táo bón hiệu quả. 

Không giống những loại hoa quả khác, chuối an toàn và vô cùng tiện lợi. Không cần phải dùng đến dao cũng không phải rửa quả, mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ là có thể cho bé yêu ăn ngay lập tức. Nhưng chuối cũng là thức quả rất hay bị chín ép vì dấm thuốc. 

Quả chuối chín ép bằng hóa chất có thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống chuối vẫn có màu xanh, đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi ăn, thịt chuối vẫn sượng không mềm. 

Quả chuối chín tự nhiên sẽ chín từ gốc và không hề có hiện tượng này.

3. Cam 

Cam là một loại trái cây có chứa giá trị dinh dưỡng rất cao. Với mỗi 100gr quả cam chứa khoảng 87,6g nước, 1.104 microgram Carotene – đây là một loại vitamin chống oxy hóa và chứa 30mg vitamin C sẽ giúp trẻ nhỏ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. 

Cách phân biệt hoa quả chín ép cực đơn giản
1 quả cam khi chín tự nhiên sẽ có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam

Nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây để cam tươi được lâu hơn, phía ngoài bề mặt của quả cam thường có độ bóng rất cao, dính và có màu vàng sẫm loang lổ, không đều. Trong khi đó 1 quả cam khi chín tự nhiên sẽ có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.

4. Xoài 

Quả xoài chứa các loại vitamin như A, C, E, K và nhiều chất dinh dưỡng khác như magiê, chất xơ và kali. Do đó, xoài là một loại quả tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn dặm cho bé. 

Nhưng mẹ cũng phải biết cách lựa chọn xoài cẩn thận. Những quả xoài mà có vỏ bên ngoài màu xanh hoặc là xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng và nhạt nhẽo, không có vị xoài, thì đã được ngậm tẩm rất nhiều chất bảo quản.

5. Mít 

Trong quả mít chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, cali, canxi, sắt, thiamin, riboflavin, magneisum, niacin và nhiều chất dinh dưỡng khác nhằm tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng cho trẻ. Nhưng việc mít chín là nhờ ngâm hóa chất ngày nay rất phổ biến. 

Những quả mít chín ép bằng hóa chất thì ít thơm, bị sượng, xơ vàng, cuống mít xanh, khác với mít chín cây có múi vàng ươm, thơm, còn xơ mít thì trắng hoặc vàng nhạt.

6. Hồng xiêm

Hồng xiêm chín nghiền nát là loại quả mà mẹ có thể cho trẻ ăn khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Hồng xiêm khi chín chứa nhiều chất như gluxit, protit, phôtpho, xenlulosa, và vitamin C rất tốt cho trẻ.

Người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước để quả hồng xiêm trông bắt mắt hơn. Hồng xiêm có màu vàng thẫm là những trái đã được ngâm chất bột sắt còn trái nào vẫn còn thấy vân xanh qua lớp vỏ mỏng là chưa ngâm.

7. Đu đủ

Đu đủ khi để chín tự nhiên rất hay bị thối một vài chỗ trên quả hoặc là sẽ xuất hiện nấm ở vỏ. Ngược lại, nếu quả chín bằng ngâm hóa chất rất đều da, đẹp mã, không bị hỏng.

8. Sầu riêng

Chỉ cần nhìn vào cuống và gai của quả sầu riêng bạn sẽ biết quả sầu riêng bị ép chín bằng thuốc hay chín tự nhiên.

Cuống bị héo cũ, gai bầm dập, có màu sạm cũ thì là những quả bị cắt khi còn non và đã bị ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích để chín.

Sầu riêng chín cây thường có cuống và gai tươi mới, khi ngửi bạn sẽ cảm nhận thấy hương thơm lừng tự nhiên.

9. Thanh long

Thanh long nếu chín tự nhiên sẽ có vỏ mỏng, có thân màu đỏ thẫm, các gai trên quả có màu tươi đẹp.

Còn thanh long chín do thuốc kích thích thường có màu đỏ nhạt, gai trên bị quả héo, vỏ dày, ăn rất nhạt.

10. Chôm chôm

Khi bị phun thuốc chôm chôm chín sớm nhưng nhanh héo. Thường thi quá trình héo của quả chôm chôm diễn ra rất nhanh, chỉ vài tiếng sau khi cắt khỏi cây là héo. Nhận biết chôm chôm bị phun thuốc bằng cách những quả có cành lá tươi roi rói nhưng râu trên quả lại héo, nhàu nhĩ. Nếu chín cây chôm chôm sẽ cho quả có râu khỏe và tươi xanh, để từ 2-3 ngày sau vẫn chưa héo.

11. Măng cụt

Măng cụt khi chín cây có cuống rất tươi và chín thành từng mảng, từ đầu cuống xuống đít của quả. Còn với loại măng cụt chín do thuốc sẽ có cuống thâm đen, khi ăn có vị rất chua.

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 Mẹo hay mỗi ngày